Rất nhiều đôi uyên ương cho đến tận ngày gần hôn lễ vẫn còn lúng túng khi lựa chọn từ ngữ cho chính xác để in lên thiệp cưới hoặc là cắt chữ trên phông nền bảng đám cưới trước cổng. Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu các khái niệm về tổ chức lễ cưới nhé!
- Lễ dạm ngõ
Đây là một phần lễ hết sức quan trọng, nhằm mục đích chính là chính thức hóa mối quan hệ thông gia của hai gia đình cũng như mối quan hệ hôn nhân của đôi uyên ương.
Ngày nay thì buổi lễ dạm ngõ này (hay ở một số vùng còn được biết đến với cái tên rất thân quen là lễ hỏi xin, lễ giáp lời), không còn được tổ chức rườm rà và phức tạp theo những cung cách xưa nữa, mà chỉ đơn giản là buổi gặp gỡ nhẹ nhàng giữa hai gia đình. Nhà trai sẽ đến nhà gái, sau đó đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do qua lại, tiếp tục những quá trình tìm hiểu và cảm thông một cách kỹ càng hơn nữa trước khi đi đến quyết định kết hôn. Trong buổi lễ này thì không cần vai trò hẹn gặp hoặc sắp xếp trước của người mai mối và cũng không cần những lễ vật rườm rà. Sau lễ dạm ngõ chính thức, người con gái lúc này đã được xem như có nơi có chốn.
- Vu quy:
Vu quy là buổi lễ mà ở đó nhà gái sẽ đưa cô dâu về bên nhà chồng. Từ “Vu quy” ở đây chỉ được sử dụng riêng cho phía nhà cô dâu mà thôi, và thường xuất hiện trên bảng đề ở cổng, trên phông chữ cưới được treo hoặc dán tại tường bên nhà gái. Cũng tại lễ Vu quy này, cô dâu và chú rể mới sẽ cùng nhau thành kính dâng hương trên bàn thờ tổ tiên, sau đó thì bái lạy hai bên cha mẹ. Hành động này vừa thể hiện lòng biết ơn, vừa như biểu tượng của tình hiếu thảo đối với đấng sinh thành.
- Tân hôn:
Trong việc tìm hiểu các khái niệm về tổ chức lễ cưới thì tân hôn chính là nghi lễ nhà trai đón cô dâu mới, hoặc một cách hiểu khác chính là lễ kết hôn cũng như đón dâu tại nhà trai. Danh từ này thì lại đặc biệt quen thuộc tại những tỉnh phía Nam Việt Nam và được người dân miền Nam ưa chuộng sử dụng nhiều. Nó thường xuất hiện ở các phông biển treo trước cổng nhà trai.
- Thành hôn:
Trước kia, theo ông bà, từ Thành hôn được dùng hàm ý chỉ buổi tiệc rượu, tiệc đãi khách chung, thường diễn ra ở nhà hàng hoặc khách sạn, và tính chung cho cả hai bên gia đình. Từ Thành hôn này cũng được sử dụng rất phổ biến trên những mẫu thiệp cưới hiện đại. Ngày nay thì từ này được người dân miền Bắc ưa chuộng sử dụng hơn, và dùng đặc biệt nhiều tại gia đình bên chú rể với hàm nghĩa chung là lễ đón dâu.
Trong lễ thành hôn diễn ra tại nhà chú rể, đôi uyên ương sẽ cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà trai như một thông báo gửi deny tổ tiên nhà trai về việc đón một cô dâu mới, từ nay về làm dâu trong nhà. Đây cũng là một nghi lễ quan trọng mà khi đó, cô dâu cùng chú rể trao nhẫn cưới cùng với lời hẹn ước trăm năm giai lão bạc đầu cho nhau.
Không phải ai cũng có thể hiểu, và phân biệt được một cách rõ ràng ý nghĩa của Vu quy cũng như tân hôn và thành hôn. Hi vọng qua bài viết tìm hiểu các khái niệm về tổ chức lễ cưới này thì các cặp đôi sẽ có thêm một số kiến thức bổ ích cho ngày lễ trọng đại của đời mình nhé!
Leave a reply