Ở từng vùng miền, số lượng mâm quả có sự khác biệt rất rõ. Trước khi đám cưới diễn ra, nhà trai phải tìm hiểu kĩ phong tục của của nhà gái để xác định số lượng mâm quả phù hợp để làm đẹp lòng cả hai họ.
Việt Nam là một đất nước truyền thống, người Việt Nam rất quan trọng việc lễ nghĩa, đặc biệt là lễ cưới. Theo quan niệm, đám cưới không chỉ là ngày vui của đôi trẻ, đó được xem là ngày vui của cả hai họ, xác lập một mối quan hệ mới. Vì vậy lễ nghi trong ngày cưới được đặc biệt chú trọng. Một trong những phong tục quan trọng nhất đó là sính lễ ngày cưới – hay số lượng mâm quả bên nhà trai mang sang.
Ở từng vùng miền, số lượng mâm quả có sự khác biệt rất rõ. Trước khi đám cưới diễn ra, nhà trai phải tìm hiểu kĩ phong tục của của nhà gái để xác định số lượng mâm quả phù hợp để làm đẹp lòng cả hai họ.
Dưới đây là một số lưu ý của Kênh Cưới dành cho bạn về số lượng mâm quả đặc trưng ở ba miền Bắc – Trung – Nam. Hi vọng sẽ giúp ích được bạn
1. Miền Bắc
Vốn dĩ miền Bắc là vùng đất thủ đô, từ thời xa xưa đất Bắc vốn nổi tiếng là đất lành, nhiều triều đình hoàng thành ngự trị bởi thế mà nét độc đáo và những nghi lễ phong tục vốn hà khắc và có phần cầu kì.
Chàng trai muốn hỏi cưới cô gái, trước hết phải mời bố mẹ mang trầu cau mâm quả sang nhà gái kết thân như một nghi thức ra mắt và lấy lòng nhà cô dâu. Mâm quả của người miền Bắc phải tuân thủ theo nguyên tắc “ngoài lẻ trong chẵn”, các cụ cho rằng số lượng mâm quả phải là số lẻ (1,3,5,7) là số dương tượng trưng cho thịnh vượng phát triển. Trong mỗi mâm quả, số sính lễ phải là số chẵn, đi theo cặp người ta quan niệm vợ chồng là phài có cặp có đôi, đồng vợ đồng chồng.
Ngay từ cách sắp xếp mâm quả, cũng đủ thấy con người vùng kinh Bắc xem trọng hình thức và lễ nghĩa.
2. Miền Trung
Số lượng mâm quả miền Trung cũng giản đơn như chính con người họ. Người miền Trung giản dị thật thà, không cầu kì, mâm quả miền Trung chỉ một yêu cầu nhỏ là phải luôn có đủ 4 sính lễ: trầu cau, chè rượu, bánh phu thê và nến tơ hồng.
Cũng như người miền Nam, số lượng mâm quả miền Trung ưa thích là số chẵn, họ mong muốn đôi tân lang tân nương làm gì cũng đồng bộ tương xứng, “đồng vợ đồng chồng”.
3. Miền Nam
Dù Nam hay Bắc về cơ bản trong đám cưới, việc nhà trai mang mâm quả sính lễ sang nhà gái chào hỏi là nét đẹp của cả nền văn hóa Việt. Tuy nhiên, Nam và Bắc ở đâu hay ở đó, mỗi người mỗi cách nghĩ, bởi thế mà mới có sự khác biệt trong số lượng mâm quả. Thay vì quan niệm của người Bắc sô mâm quả là lẻ, số lượng lễ trong mâm là chẵn, thì người miền Nam ưa chuộng những con số chẵn.
Với người miền Nam may mắn, đủ đầy là hạnh phúc và con số chẵn tượng trưng cho điều đó. Dễ dàng thấy được trong đám cưới miền Nam số lượng mâm quả thường là 6, số 6 mang lại tài lộc may mắn, và hơn hết phù hợp với kinh tế đại đa số gia đình. Sính lễ ba miền đều có nét tương đương nhau, chỉ có đôi chút khác nhau về cách sắp xếp bài trí.
Nếu bạn lấy một cô vợ miền Nam, đừng dại dột mang sang nhà nàng ra mắt phụ huynh bằng 7 mâm quả, người miền Nam đặc biệt kiêng kị số 7, họ cho rằng số 7 rơi vào cửa tử theo thuyết sinh – lão – bệnh – tử.
Cùng chung trong một quốc gia, nhưng không hẳn thế mà phong tục hay nghi lễ giống nhau. Mỗi vùng miền từ thời xưa chịu mỗi nền phong kiến và thay đổi dần qua năm tháng, hình thành nên những nét đặc thù riêng biệt trong chính những nghi thức cưới ngày nay. Cho nên, một chàng trai trước khi sang nhà gái dạm hỏi , điều đầu tiên là phải tìm hiểu thật kĩ càng phong tục từng miền, số lượng mâm quả cần thiết là bao nhiêu, ngày giờ sang là lúc nào hợp lí,… Người Việt Nan rất coi trọng lễ nghi truyền thống nên dù có sống trong thời hiện đại đến đâu thì cũng phải nên lưu ý thật kĩ những điều này.
Hoàng Liên
Leave a reply