Lễ rước dâu là một nghi thức truyền thống trong phong tục hôn nhân lâu đời của người Việt Nam ta. Đây được xem là một sự thông báo chính thức về việc cưới gả giữa hai bên họ hàng. Lễ này thường có những lễ nghi riêng biệt mà mọi người bắt buộc phải tuân theo. Nếu bạn đang băn khoăn, thắc mắc không biết nguồn gốc những tập tục ngày lễ rước dâu bắt nguồn từ đâu và gồm những tập tục gì, ý nghĩa như thế nào thì hãy cùng với tác giả tìm hiểu nhé!
- Tục thách cưới
Trước đây thì bất cứ chàng trai muốn rước được dâu đều phải đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của bên nhà gái. Tập tục này gọi là thách cưới. Tuy nhiên, tục thách cưới này lại vô tình trở thành một sự trói buộc vô hình cho cả hai nhà. Vì trong trường hợp mà chàng rể tương lai phải bỏ cuộc vì những lễ vật nhà gái yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng, thì người chịu thiệt thòi sẽ chính là cô dâu. Vì dẫu cho hôn lễ không thành nhưng nàng vẫn phải mang tiếng đã qua một đời chồng, khiến cho bất cứ chàng trai nào khác muốn dạm ý đều có phần e ngại trong chuyện hôn sự sau này.
- Tục dâng bánh phu thê
Tục truyền rằng tên gọi của bánh Phu Thê chính bởi sau sự tích vua Lý Anh Tông lên đường đi đánh trận, người thiếp ở nhà vò võ nhớ thương chồng vất vả. Bà đã tự tay vào bếp và làm rất nhiều bánh ngon, gửi ra đến tận chiến trường. Vua ăn thấy rất vừa miệng, lại nghĩ đến nghĩa vợ tình chồng, cho nên cái tên Bánh Phu Thê ra đời. Chính vì truyền thuyết ấy mà bánh Phu Thê (ở một số vùng nước ta thì đọc trại âm thành bánh Xu Xê) trở thành một biểu trưng đẹp đẽ, đại diện cho sự gắn bó son sắt và bền chặt của tình phu phụ.
- Tục dâng trầu
Dù là những tập tục ngày lễ rước dâu theo phong tục của miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì đều cũng không thể thiếu được đôi ba miếng trầu cay. Người xưa quan niệm, những cây cau với thân tròn, chắc nịch và thẳng đứng chính là biểu tượng của người đàn ông đóng vai trò trụ cột trong gia đình, còn những lá trầu hình tam giác bầu bĩnh và e ấp như biểu trưng cho người con gái đảm đang. Dây trầu quấn quít lấy thân cau thể hiện một tình yêu bền chặt, son sắt. Trầu cau kết hợp, lại ăn kèm thêm với một chút vôi sẽ tạo ra một màu đỏ hồng như màu son. Chính màu son này sẽ thể hiện sự thủy chung, ăn trầu cau như một tục chúc hạnh phúc cho gia đình mới cưới mãi bền chặt và keo sơn.
- Lễ gia tiên
Lễ Gia Tiên thực chất chính là một chuỗi hoạt động kéo dài suốt buổi rước dâu, và cũng là phần nghi thức quan trọng nhất trong những tập tục ngày lễ rước dâu mà không hề bị mai một theo thời gian. Cho dù là đám cưới truyền thống hay hiện đại, cho dù nó có ảnh hưởng tôn giáo hay không thì việc cô dâu và chú rể tưởng nhớ và thể hiện lòng kính trọng với ông bà tổ tiên vẫn luôn là một trong những phong tục vô cùng tốt đẹp trong văn hóa của người Việt
Cho dù là tập tục nào đi nữa, chúng cũng là nghi thức rất quan trọng trong phong tục cưới hỏi, nên chúng ta cũng cần phải chăm chút cẩn thận, từ thao tác chuẩn bị cho nghi thức lễ cho đến việc sắp xếp và trang hoàng ngôi nhà để cho buổi lễ được thêm phần tôn nghiêm, long trọng, mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng đối với mỗi đôi uyên ương
Leave a reply